Bạn đã biết công thức tính độ rọi Lux hay chưa?

Đèn Năng Lượng Mặt Trời - Để giúp bạn có thể tính toán được độ rọi chiếu sáng của từng khu vực phù hợp để sử dụng cho những nơi thiếu ánh sáng, trong bài viết hôm nay Vĩnh Cát Group giúp bạn cách tính độ rọi lux trên đơn vị diện tích phòng hoặc diện tích khi sử dụng và tiêu chuẩn độ rọi nhé.

bạn đã biết công thức tính độ rọi Lux hay chưa?

Độ rọi (độ rọi lux, độ lux, độ sáng) là đại lượng đặc trưng cho số lượng ánh sáng hoặc mật độ quang thông nằm trên một đơn vị diện tích của bề mặt. Khi bề mặt được chiếu sáng không đều độ rọi được tính bằng trung bình đại số của độ rọi các điểm.
– Độ rọi được ký hiệu bằng E.
– Đơn vị tính là: lux (lx).
Độ rọi = ( Công suất đèn(W) x Quang thông (lm/w) x Số lượng sử dụng ) / Diện tích chiếu sáng (m2)
Tức là: Lumens/ m2 = Lux
Số lượng bóng đèn cần dùng = ( Diện tích chiếu sáng (m2) x Độ rọi tiêu chuẩn ) / ( Công suất đèn x Quang thông )
Hoặc có thể tính theo công thức nếu biết chỉ số phản xạ, hệ số bù khi cần thiết kế chi tiết với trần nhà, tường sàn, lớp màu sơn phòng và màu sắc nội thất.
(trong đó : quang thông là hiệu năng phát sáng trên 1W của đèn do nhà cung cấp công bố)
N = (độ rọi) x (chiều dài) x (chiều rộng) / (quang thông) x (hệ số bù) x (hệ số phản xạ)
Lux (ký hiệu: lx) là đơn vị đo độ rọi trong SI. Nó được sử dụng trong trắc quang học để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được. Đây là một đơn vị dẫn xuất trong SI, nghĩa là nó được định nghĩa từ các đơn vị "cơ bản" hơn. Cụ thể, do độ rọi bằng quang thông trên diện tích:
1 lx = 1 lm/m2
Đơn vị đo quang thông trong SI, lumen, lại là một đơn vị dẫn xuất nên:
1 lx = 1 cd sr / m2
Từ đó bạn có thể tính được số lượng bóng đèn cần dùng để có thể đảm bảo lượng ánh sáng vừa đủ cho một căn phòng hoặc một diện tích.

Có thể bạn quan tâm :

Một số điều cần biết về nhiệt độ màu

Lumen là gì? Lumen là gì trong y học

 

bạn đã biết công thức tính độ rọi Lux hay chưa?

Tuy nhiên, chỉ số trên chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi. Trên thực tế để tìm được số lượng bóng đèn cần dùng để chiếu sáng cho một căn phòng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phòng có cửa sổ hay không, sơn tường ra sao, nội thất được bày trí như thế nào?.v..v
Sau đây là các tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng tự nhiên:
- Độ rọi trung bình của ánh sáng mặt trời trong ngày, ánh sáng trực tiếp: 32.000 – 100.000 lux
- Độ rọi của toàn ánh sáng ban ngày (không phải ánh sáng mặt trời trực tiếp): 10.000 – 25.000 lux
- Độ rọi ánh sáng trong 1 ngày u ám. Đây cũng là độ rọi ánh sáng ở trường quay truyền hình: 1.000 lux
- Độ rọi ánh sáng vào thời điểm hoàng hôn hay bình minh (nếu trời trong xanh): 400 lux
- Độ rọi ánh sáng ở văn phòng: 320 – 500 lux
- Độ rọi của ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng: 1 lux
- Độ rọi của ánh sáng từ các ngôi sao: 0,00005 lux
Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà và độ rọi tiêu chuẩn của một số hoạt động
Độ rọi cần thiết (Lux) Hoạt động
0.25 Trăng đêm rằm
1 Đủ tìm đường thoát nạn ra khỏi nhà
20 Nhận rõ mặt người
20-50 Lối đi và khu vực làm việc ngoài trời
75 Khu vực đỗ xe
50-100 Định hướng ở nơi không ở lâu
100-200 Phòng làm việc không liên tục
200 Độ rọi tối thiểu cho phòng làm việc liên tục
200-500 Công việc bằng mắt liên tục
300-750 Công việc bằng mắt, độ khó trung bình
500-1000 Công việc bằng mắt, độ khó cao
1000 Trời nhiều mây
1000-2000 Công việc rất phức tạp, quan sát tỷ mỷ
2000 Độ rọi tối đa nơi làm việc
5000 Độ rọi tiêu điểm trên bàn mổ
100.000 Nắng giữa trưa nhiệt đới
Độ rọi tiêu chuẩn cho chiếu sáng trong nhà
Không gian Độ rọi trung bình
Phòng khách ≥ 300
Phòng ngủ ≥ 100
Phòng bếp, phòng ăn ≥ 500
Hàng lang, cầu thang, ban công ≥ 100
Tầng hầm (khu vực đỗ xe) ≥ 75


Mối quan hệ giữa độ rọi với quang thông và công suất
* Mối quan hệ giữa độ rọi với quang thông
Độ rọi được tính bằng lux, trong khi quang thông tính bằng lumen.
Độ rọi chính là tỉ lệ độ sáng trên một diện tích, hay nói cách khác độ rọi chính là tổng lượng quang thông trên 1 đơn vị diện tích. Để tính được độ rọi bạn phải biết được quang thông của nguồn sáng. Khác biệt lớn nhất giữa độ rọi và công suất đo chính là độ rọi tính theo diện tích mà ánh sáng bao phủ.
Ví dụ 100 lumen chiếu sáng trong một diện tích 1 m², thì độ rọi sẽ là 100 lux. Cùng 100 lumen này, khi trải rộng trên diện tích 10 m², thì độ rọi sẽ thấp hơn chỉ còn là 10 lux.
* Mối quan hệ giữa độ rọi với công suất
Độ rọi là đại lượng không đo bằng năng lượng ánh sáng, nó chỉ là sự cảm nhận của mắt người. Vì thế, hệ số thể hiện mối quan hệ chuyển đổi giữa độ rọi và công suất sẽ thay đổi theo thành phần bước sóng hay nhiệt độ màu của ánh sáng.
Ví dụ như ở bước sóng 555 nm (khoảng trung gian của quang phổ) thì 1 lux tương đương với 1,46 mW/m².
Chúng tôi vừa chia sẻ " Bạn đã biết công thức tính độ rọi Lux hay chưa? ". Nếu khách hàng có thắc mắc xin liên hệ Vĩnh Cát Group- 0965216886 mr nguyên để được hỗ trợ nhé!


Copyright © 2019 vinhcatgroup. All rights reserved